Đón đọc Người Đô Thị phát hành ngày 27.3

 08:32 | Thứ năm, 27/03/2025  0
Trong số này: TP.HCM tạo lực hút mới cho lao động ngoại tỉnh; Kỹ sư Hồ Quang Cua: Cơm ngon thượng hạng và túi tiền nông dân; Để Phú Quốc xứng danh “đô thị biển đảo có sức hấp dẫn”; Ca sĩ Hồng Nhung bị ung thư vú: Ai nên tầm soát?; Metro Cần Giờ; “Trịnh cuối là tinh thần Sài Gòn trong âm nhạc của người trẻ”;

Những đứa trẻ từ chối ăn; Nảy nở Sài Gòn: Kinh nghiệm người xưa và hướng nhìn ra biển; Chuyện nhà Tí, Chuyện nhà người, chuyện nhà mình; Trà sữa Chagee và chủ quyền văn hóa; Chuyện bốn cô gái chia hai ngả chiến trường; Ba ngày với những người làm đầu tư tạo tác động; Những ngày vui ở làng; Đường sắt nghiêng ở Buda; Cô gái Phần Lan cưỡi mô tô xuyên Việt; Huyền thoại “đồ gỗ Phan Văn Nhị”; Phan Việt: "Tôi sẽ làm sách đẹp và sáng"; Mùa chua thơm thảo; Nét vẽ "Vinh Hoa Phú Quý"...

Với sự tham gia của các cây bút: Minh Hoàng - Anh Tuấn, Hoàng Khải - Phạm Anh, Hoài Nam, Bung Trần, Hải Đăng, Đỗ Bích Thúy, Huỳnh Trọng Khang, Minh Anh, Ninh Hạ, Khải Đơn, Phúc Tiến, Nguyễn Đình, Phạm Công Luận, Trâm Anh, Nguyễn Thị Hậu, Võ Diệu Thanh, Nguyễn Trương Quý, Trần Thị Thắng, Hữu Đức - Nguyễn Báo, Người Già Chuyện...  

>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0901854010    

>> Đặt báo giấy Người Đô Thị  

>> Danh sách các đại lý, sạp báo bán Tạp chí Người Đô Thị

NHÂN VẬT ẢNH BÌA

Cuối năm 2019, khi gạo ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua cùng các đồng sự đạt giải gạo ngon nhất thế giới, viết nên câu chuyện đẹp cho hạt gạo Việt Nam thì cha đẻ của nó bắt đầu hành trình gian nan để bảo vệ chén cơm ngon thượng hạng và giúp giữ tiền trong túi nông dân.

Từ giã ông ra về, tôi mang theo câu ông nói “Cầm của báu mà không đủ công đức thì cầm không nỗi”...

Bài: Hải Đăng - Ảnh bìa: Trần Chí Kông

Dân nhập cư giảm mạnh: TP.HCM tạo lực hút mới cho lao động ngoại tỉnh (Hoàng Khải - Phạm Anh): Lần đầu tiên TP.HCM không còn là “miền đất hứa” của dân nhập cư khi năm 2023 chỉ có khoảng 65.000 người đến lập nghiệp, giảm gần một nửa so với những năm trước. Lãnh đạo thành phố cho biết đã dự liệu, tính toán để chấp nhận sự thoái trào này và đang nỗ lực tạo ra các lực hút mới.

Để Phú Quốc xứng danh “đô thị biển đảo có sức hấp dẫn” (Minh Hoàng - Anh Tuấn): Phú Quốc hiện đang bê tông hóa nhiều và tư duy mét vuông nên có nguy cơ ngày càng ngập nặng dù bao quanh đảo là biển. Thành phố đảo này cũng đang bị khủng hoảng về bản sắc, đứng trước các thách thức tăng dân số cơ học nhanh, tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ gây áp lực lên hạ tầng kỹ thuật và xã hội…

Metro Cần Giờ! (Hoài Nam):  Theo đề xuất của tập đoàn Vingroup, tuyến metro dài khoảng 48,5km nối từ đại lộ Nguyễn Văn Linh (quận 7) đến sát Khu đô thị lấn biển Cần Giờ, có tổng mức đầu tư hơn 4 tỷ USD. Dự kiến hoàn thành năm 2028 

Nhiệm vụ mới (Người Già Chuyện)

Ba ngày với những người làm đầu tư tạo tác động (Bung Trần): “Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm” - tựa tập sách nổi tiếng của nhà sáng lập tập đoàn Daewoo tự dưng hiện lên trong đầu khi đứng giữa hàng trăm nhà đầu tư tên tuổi thế giới và bàn chuyện “làm sao tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn”? ADB, Temasek, CapitaLand, Google… tiền có vẻ đông. Và chuyện có vẻ đang nóng...   

Những ngày vui ở làng (Đỗ Bích Thúy): Làng tôi nằm gọn trong một cái thung lũng rất lớn. Nhà làm sát chân núi, trước mặt là cánh đồng cứ thoai thoải chạy tít ra tận bờ sông Lô. Giữa làng là đường ô tô. Một con suối chảy xuyên qua cánh đồng.

Chuyện nhà Tí, Chuyện nhà người, chuyện nhà mình (Huỳnh Trọng Khang): Chuyện nhà Tí của Phan Thị Vàng Anh cũng gần gũi như chuyện nhà người, như chuyện nhà ta, dẫu chỉ là mấy chuyện con con trôi nổi theo dòng đời nhưng tất cả chuyện con con ấy lại góp vào cái xôn xao thời thế, tưởng nhẹ như gió góc hồ Gươm mà cũng đủ thổi cho chúng ta xiêu vẹo...

“Trịnh cuối là tinh thần Sài Gòn trong âm nhạc của người trẻ” (Minh Anh): Trong suốt sự nghiệp, Giang Trang đã biểu diễn nhạc Trịnh tại nhiều thành phố lớn như Paris, Munich, Budapest, Tokyo, San Jose, California…  giọng ca lúc vui lúc buồn của cô gây ấn tượng khi đột phá người nghe bằng cách hát như thở nhưng tinh túy, cô đọng.

Đường sắt nghiêng ở đồi ở Buda (Ninh Hạ): Đường sắt leo đồi Buda nằm giữa thủ đô Budapest của Hungary không chỉ là một phần của mạng lưới giao thông mà còn là di sản đô thị thu hút hàng trăm ngàn du khách mỗi năm.

Những đứa trẻ từ chối ăn (Khải Đơn): Một công ty bán "kẹo rau củ" với lời quảng cáo "một viên kẹo bằng một đĩa rau" đã bán được hơn 100 ngàn hộp chỉ sau vài video quảng cáo qua mạng. Bài báo là tâm sự của những người mẹ đối mặt với những đứa trẻ không chịu ăn bất cứ thứ gì.

Nảy nở Sài Gòn: Kinh nghiệm người xưa và hướng nhìn ra biển (Phúc Tiến): Từ lúc người Việt làm chủ đất phương Nam, lịch sử Sài Gòn là một chuỗi biến đổi địa giới tùy thuộc vào diễn biến chính trị và định hướng khai thác. Nhìn lại những lần sáp nhập và mở rộng Sài Gòn xưa và TP.HCM nay, chúng ta có thể nhận ra những điều gì đáng tham khảo cho nay mai?

Cô gái Phần Lan cưỡi mô tô xuyên Việt (Nguyễn Đình): Ngay sau khi “chiến” hết 2.200km trên con xe cào cào 150 phân khối trong hành trình xuyên Việt từ TP.HCM đến Hà Nội, Hanna – tay lái nữ đến từ Phần Lan - chốt hạ: “Thật ngoài sức tưởng tượng, Việt Nam đẹp quá”.

Huyền thoại “đồ gỗ Phan Văn Nhị” (Phạm Công Luận): Xuất thân từ một vùng quê nghèo, chỉ với hai bàn tay trắng và không được học hành, ông Phan Văn Nhị đã tạo dựng được một thương hiệu sản xuất đồ gỗ ở có tiếng Sài Gòn, có chất lượng và tính mỹ thuật cao trong gần 30 năm.

Phan Việt: "Tôi sẽ làm sách đẹp và sáng" (Trâm Anh): Phù phiếm truyện, Tiếng người, Nước Mỹ nước Mỹ, Bất hạnh là một tài sản… là những cuốn sách đã tạo nên dấu ấn của tác giả Phan Việt trong lòng bạn đọc Việt Nam, đặc biệt là người đọc trẻ.

Trà sữa Chagee và chủ quyền văn hóa (Nguyễn Thị Hậu): Sự “đánh đổi” một thương hiệu như Eden, Givral hay Brodard dù bằng bất cứ giá nào cũng là xóa bỏ di sản văn hóa, không gì bù đắp được!

Mùa chua thơm thảo (Võ Diệu Thanh): Me nấu chua. Me dầm cá kho lạt. Me trộn muối ớt, muối sả. Me rang cua, rang ghẹ. Bao đời me lớn me nhỏ ra đi chỉ còn một bài học không ai làm giàu nhờ vườn me.

Nét vẽ Vinh Hoa Phú Quý (Nguyễn Trương Quý): Nếu xem tranh dân gian Đông Hồ như những bức tranh thuần túy, sự rung động có lẽ chỉ ở mức cảm giác của một kẻ phiêu lưu đi khám phá một chân trời đã mất. Nhưng nếu đặt trong một bối cảnh liên văn hóa, ta thấy bóng dáng của ông cha, bố mẹ và chính mình ngày hôm qua trên một pho sử ký bằng hình ảnh

Chuyện bốn cô gái chia hai ngả chiến trường (Trần Thị Thắng): Khóa IV của Hội Nhà văn Việt Nam (9.1970) đào tạo 61 học viên gồm các sinh viên khoa Ngữ văn và Sử của Đại học Tổng hợp Hà Nội để tung vào chiến trường khu B5, B2 với nhiệm vụ viết văn, làm báo. Đoàn có 4 nữ, trong đó 2 người vào B5 là Vũ Thị Hồng (Bắc Hà) và Bùi Thị Chiến; riêng Trần Thị Thắng và Đỗ Thị Thanh đi B2 cùng 31 anh em trong đoàn. Điều hạnh phúc nhất là sau 30.4.1975 họ đã còn sống, trở về và kể lại cuộc chiến tranh mà họ là một phần trong đó...

Ca sĩ Hồng Nhung bị ung thư vú: Ai nên tầm soát? (Hữu Đức- Nguyễn Báo): Chia sẻ mới đây của ca sĩ Hồng Nhung “Tầm soát ung thư vú - việc quan trọng có thể bạn bỏ quên” đã gây tranh luận trên mạng xã hội. Nhiều người đồng tình với Hồng Nhung, số khác cho rằng tầm soát ung thư vú phải theo yếu tố nguy cơ để tránh lãng phí tiền bạc. Để bạn đọc có thông tin chuẩn mực về tầm soát ung thư vú, chúng tôi ghi nhận ý kiến chuyên môn của bác sĩ.

Cùng nhiều thông tin đời sống đô thị thú vị khác, Người Đô Thị số 154 với giá bán 25.000 đồng/tờ, phát hành rộng rãi trên các sạp báo toàn quốc từ ngày 27.3.

Trân trọng mời bạn đọc,

Người Đô Thị

bài viết liên quan
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.