Đón đọc Người Đô Thị phát hành ngày 26.9

 09:55 | Thứ năm, 26/09/2024  0
Trong số này: Trò chuyện với “Nobel Châu Á” Nguyễn Thị Ngọc Phượng; Nền “kinh tế bạc” Việt Nam: Nhìn từ hiện tại và tương lai; Sài Gòn đô thị và những ngành dịch vụ tiên khởi; Vết thương chưa lành ở xứ vạn đảo; Người Lô Lô về Lô Lô Chải; Những lá thư đại tướng Lê Đức Anh gửi con gái; Xu hướng du lịch đô thị: Nhường nhà cho khách ở; 20 năm trầm cảm của “nữ hoàng wushu” Thúy Hiền; Nhàn tản giữa miền tiên;…

Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà báo, cây bút: Đoàn Khắc Xuyên, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thế Thanh, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Nguyễn Trương Quý, Phúc Tiến, Võ Diệu Thanh, Trần Trung Chính, Thượng Tùng, Trâm Anh, Quốc Ngọc, Hoàng Hạnh, Bung Trần, Nguyễn Đình, PGS-TS. Nguyễn Đức Lộc, KTS.Đinh Bá Vinh, Lê Tự Minh, Phạm Tuấn, Thanh Nguyễn, Trần Tiến Dũng, Người Già Chuyện, Mớ, Minh Hoàng, Hữu Đức… 

>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0901854010

>> Đặt báo giấy Người Đô Thị

>> Danh sách các đại lý, sạp báo bán Tạp chí Người Đô Thị

CÂU CHUYỆN ẢNH BÌA

GS-BS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng năm nay tròn 80 tuổi. Bà vừa được trao giải thưởng Ramon Magsaysay - được coi là giải “Nobel châu Á”- vì những cống hiến trong nghiên cứu về tác động của chất độc da cam/dioxin lên sức khỏe sinh sản và những nỗ lực đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân.

Nhân ngày Quốc tế Người cao tuổi 1.10, GS-BS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng đã tâm sự với Người Đô Thị về những ước mơ khi tuổi còn xanh và những cảm nhận hôm nay như một mong muốn chung cho người già ở Việt Nam.

Bài: Quốc Ngọc - Ảnh bìa: Trần Tiến Dũng

Nền “kinh tế bạc” Việt Nam: Nhìn từ hiện tại và tương lai (Hoàng Hạnh). Việt Nam đã bước vào giai đoạn lão hóa dân số từ năm 2011 với tốc độ thuộc hàng cao trên thế giới. Tận dụng hơn một thập niên dân số vàng còn lại để cơ cấu, chuyển đổi nhằm tận dụng tốt nhất cơ hội từ “kinh tế bạc” nên là một lựa chọn chủ động của Việt Nam…

Để người già không cô đơn trong xã hội số (Nguyễn Đức Lộc). Việt Nam đang đối mặt với hai xu hướng song hành đầy thách thức: quá trình lão hóa dân số và cuộc cách mạng số hóa. Sự giao thoa của hai xu hướng này đặt ra thách thức lớn: làm thế nào để người già không bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên số?

Người già đi “dưỡng lão bán trú” (Phạm Tuấn). Con cháu có thể yên tâm khi ông bà, cha mẹ đến đây hàng ngày để sinh hoạt trong cộng đồng cùng thế hệ. Họ đến ban ngày và trở về với con cháu vào chiều tối là giải pháp hài hòa, hợp lý hơn là cách ly hoàn toàn khỏi gia đình như các mô hình dưỡng lão nội trú truyền thống...

Chăm lo nền móng (Đoàn Khắc Xuyên). Bão Yagi vừa quét qua nước ta không chỉ gây thiệt hại nặng nề về người và của mà còn làm bộc lộ những vấn đề thuộc về nền móng phát triển, ví dụ từ những chuyện nhỏ như cây trồng trốc gốc cho thấy vẫn còn bầu quanh rễ hoặc những cột điện gãy không thấy có lõi…

Vết thương chưa lành ở xứ vạn đảo (Hồ Anh Thái). Ở phía đông nam thủ đô Jakarta có một khu bảo tàng đặc biệt về biến cố 1965. Người ta giữ nguyên hiện trường chỗ mấy ông tướng bị tra tấn, giữ nguyên cái Hố Cá Sấu nơi xác họ bị ném xuống. Trang sử này về lâu dài vẫn còn là một vết thương không liền da...

Người Lô Lô về Lô Lô Chải (Đỗ Bích Thúy). Tôi hẹn gặp Hương ở Hà Nội: “Tại sao em lại quyết định quay về Lô Lô Chải?”. Một câu hỏi vô cùng đáng để hỏi với tất cả những thanh niên người dân tộc thiểu số đã vượt qua muôn ngàn ngọn núi để về thành phố học hành. Tại sao lại quay về? Đường về thực sự rất khó, khi người ta đã đi…

Nhàn tản giữa miền tiên (Võ Diệu Thanh). Từng con người Tiên Phước như những tán đá phiến trân mình dưới nắng mưa của miền Trung bão táp. Tôi không ngạc nhiên khi nghe kể chuyện cụ già từ chối bán ngôi nhà cho tổng thống. Tổng thống muốn được ở sao mình không dám ở…

Tiểu tam tinh (Người Già Chuyện)

Sài Gòn đô thị và những ngành dịch vụ tiên khởi (Phúc Tiến). Hẳn nhiên mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng nhìn lại lịch sử Singapore và chính lịch sử Sài Gòn xưa, ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy các ngành dịch vụ rất “nặng cân” trong cơ cấu kinh tế của các đô hội có ưu thế đặc biệt phù hợp…

Xu hướng du lịch đô thị: Nhường nhà cho khách ở (Nguyễn Vĩnh Nguyên). Tôi nhận ra, tôi đã được chủ nhà nhường cho một phần lịch sử của gia đình, ngôi nhà, mảnh vườn, vùng đất. Điều đó, nếu tôi chọn lưu trú trong các khách sạn hay căn hộ du lịch, tôi không thể có được…

Đô thị hóa tại chỗ: Cảnh báo từ sự sụp đổ của những “làng đô thị” (Trần Trung Chính). Năm 2011 hai làng Gangxia và Dachong (Trung Quốc) bị phá hủy, mở đầu cho công cuộc tái thiết “làng đô thị” ở nước này. Cái giá rất đắt phải trả cho cuộc “đô thị hóa vội vã, tự phát” đó nên là bài học cho Việt Nam, nơi mà số vụ cháy chết người và các nguy cơ thảm họa khác phần lớn đang tập trung ở những “làng đô thị chồng chất người”...

Ánh điện soi ngày về (Nguyễn Trương Quý). Một trong những vấn đề của ngày tiếp quản thủ đô 10.10.1954 là tiếp quản các cơ sở hạ tầng vận hành đô thị Hà Nội. Các nhà máy điện và hệ thống chiếu sáng đô thị là mối quan tâm ưu tiên, nếu không nói là hàng đầu. Cuộc tiếp quản này đã diễn ra như thế nào qua những ghi chép còn lại?

Dựng lại nhà, “vẽ” tương lai (Thượng Tùng). Những giải pháp khắc phục nhà ở bị hư hại do bão lũ, dựng lại nhà mới nhằm giải quyết nhu cầu bức thiết về chỗ ở đang được thảo luận sôi nổi trên nhiều diễn đàn phi chính thức. Chúng tôi trao đổi với KTS.Đinh Bá Vinh, phụ trách Chương trình Nhà Chống Lũ - tổ chức đã sửa chữa, xây dựng hơn 1.200 căn nhà thích ứng thiên tai...

70 NĂM, HIỆP ĐỊNH GENÈVE VÀ CHUYỂN QUÂN, TẬP KẾT

Nếu có một cuộc chuyển dịch dân cư nào trong lịch sử hiện đại Việt Nam vừa lớn về quy mô (vài trăm ngàn người), vừa lâu dài về thời gian chia ly - đoàn tụ (21 năm), thì đó chính là cuộc chuyển dịch được tác động bởi Hiệp định Genève 1954. Bảy mươi năm nhìn lại, những đứa trẻ trong cuộc chuyển quân ấy đang hoài niệm về những mất - còn, nhớ - quên:

  • Những câu chuyện đời người chưa kể hết (Nguyễn Thế Thanh)
  • Sắp hoàn thành biểu tượng con tàu tập kết và không gian bảo tàng tập kết
  • Những lá thư đại tướng Lê Đức Anh gửi con gái (Thanh Nguyễn)
  • Nhớ một thời với học sinh Miền Nam (Lê Tự Minh)

Thầy giáo Hiếu giong buồm “kinh tế biển” (Bung Trần). Là người Việt hiếm hoi dành 10 năm tạo nên những trải nghiệm trên tàu du lịch 5 sao đi dọc dòng sông Cửu Long, và 10 năm khác nữa xây dựng bến du thuyền quốc tế tại Nha Trang, ông Đặng Bảo Hiếu lại giữ vẹn nguyên phong thái của một thầy giáo tiên phong trong chương trình giáo dục thực nghiệm thuở nào…

Xem “gốm” thuật chuyện “Mường” (Nguyễn Đình). Không hào nhoáng bóng bẩy, không phô diễn xa hoa, không gây choáng ngợp với vẻ ngoài, “gốm Mường” mang đến cho người xem một khái niệm, suy nghĩ khác về gốm…

Đến Phần Lan để được tự do “bay nhảy” (Trâm Anh). Vài năm gần đây, nhiều công ty đẩy mạnh quảng bá các chương trình du học, định cư tại Phần Lan, một quốc gia Bắc Âu với các thông điệp như “Phần Lan, quốc gia hạnh phúc nhất thế giới”. Để hiểu rõ liệu mọi thứ có màu hồng như quảng cáo, Người Đô Thị trò chuyện với chị Lê Trúc Ngọc, đang sống ở Phần Lan…

Tranh truyện: Ngôi sao mới (Mớ)

Hai mươi năm trầm cảm của “nữ hoàng wushu” Thúy Hiền (Minh Hoàng - Hữu Đức). TS-BS. Nguyễn Hữu Chiến (nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần trung ương 1) cho biết không có ai miễn dịch với trầm cảm. Tuổi trung bình khởi phát trầm cảm xấp xỉ 40, khoảng 50% bệnh nhân khởi phát trong độ tuổi 20 - 50…

Cùng nhiều thông tin đời sống đô thị thú vị khác, Người Đô Thị số 148 với giá bán: 25.000 đồng, phát hành rộng rãi trên các sạp báo toàn quốc từ ngày 26.9.

Trân trọng mời bạn đọc,

Người Đô Thị

>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0901854010   

>> Danh sách các đại lý, sạp báo bán Tạp chí Người Đô Thị

>> Đặt báo giấy Người Đô Thị

bài viết liên quan
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.