Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà báo, cây bút: Đoàn Khắc Xuyên, Hồ Anh Thái, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Phạm Công Luận, Phúc Tiến, Võ Diệu Thanh, Quốc Ngọc, Lâm Lê, Trần Trung Chính, Nguyễn Thị Hậu, TS. Giáp Văn Dương, Huỳnh Trọng Khang, Trâm Anh, Bung Trần, Trang Ngọc, Lê Minh Hạ, Trần Đình Ba, Thiên An, Người Già Chuyện, Mớ, Nguyễn Á, Nguyễn Minh, Huỳnh Hữu, nhà giáo Trần Việt Long, nhà giáo Nguyễn Thị Tuyết Xuân, Hoàng Khải, Hữu Đức…
>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0901854010
>> Danh sách các đại lý, sạp báo bán Tạp chí Người Đô Thị
CÂU CHUYỆN ẢNH BÌA
“Tôi không còn muốn nói gì về ngành giáo dục nữa. Tôi đã nói nhiều rồi và không góp phần thay đổi được gì. Nếu được, cho phép tôi nói với phụ huynh mà thôi. Với những người đang có con đi học, tôi có sự thông cảm sâu sắc vì tôi hiểu rằng họ đang rất lo lắng cho việc giáo dục con mình.
Mặt khác, từ cái nhìn của người trong nghề và cũng là người có chút nghiên cứu về lịch sử, tôi cho rằng chưa có thời kỳ nào mà giáo dục khó khăn như bây giờ…” - Tiến sĩ Bùi Trân Phượng mở đầu cuộc trò chuyện với Người Đô Thị về hiện tình của nền giáo dục nước nhà.
Bài: Quốc Ngọc - Ảnh bìa: Nguyễn Á
Để “kho báu” rừng Cần Giờ không mất mát (Nguyễn Minh - Huỳnh Hữu). Đề cử rừng phòng hộ Cần Giờ thành khu Ramsar thứ 10 tại Việt Nam không khó để được công nhận. Thách thức đặt ra là cách thức phát triển, bảo tồn khu Ramsar này thế nào để danh hiệu ấy bền vững trong một thành phố thường xảy ra xung đột giữa bảo tồn và phát triển như TP.HCM…
Nghị sự nào cho Trái đất hôm nay? (Đoàn Khắc Xuyên). Trong khi thế giới đang phải vất vả đối phó với bài toán khó về biến đổi khí hậu đặt ra cho toàn thể nhân loại, thì những lò lửa chiến tranh đã bùng phát và lấy đi bao nhiêu là sinh mạng cũng như năng lượng, nguồn lực, tài nguyên quý giá có thể được dùng để cứu lấy Trái đất...
Mặc lại chiếc áo thiên nhiên cho đô thị (Phúc Tiến). Với các khu vực ven sông, ven kinh rạch, ven biển và đồi núi, chính quyền cần kiên quyết giữ được không gian công cộng, không cho xây cất các công trình lấn át thiên nhiên hay chỉ phục vụ cho lợi ích nhóm kim tiền…
Đất lành giữa đồi núi biên cương (Võ Diệu Thanh). Thằng em dẫn đường nói “chị lên bản Lô Lô, nơi đêm nay mình ngủ sẽ thấy con người mong manh hơn”. Em nói biên giới là một đáy vực sâu mang tên dòng sông Nho Quế. Chỗ bản của họ, những cô gái đi xuống sườn núi trồng bắp trồng đậu có khi bị bắt cóc mà không biết là bị đem đi xứ nào…
Đô thị hóa tại chỗ: từ làng lên phố (Trần Trung Chính). Sau thảm họa cháy chung cư mini đã có nhiều đề xuất giải pháp. Nhưng có lẽ các giải pháp đối với loại chung cư này không chỉ nhắm vào mỗi “tội lỗi của chúng” mà nên tiếp cận rộng hơn từ quan điểm/chiến lược đô thị hóa, trong đó “đô thị hóa tại chỗ” dường như bị bỏ trống...
Cảng quốc tế trung chuyển Cần Giờ nhìn từ lịch sử (Nguyễn Thị Hậu). Cảng quốc tế trung chuyển Cần Giờ không phải là một hiện tượng đặc biệt, duy nhất trong lịch sử vùng đất Nam bộ. Một sự tiếp nối tốt đẹp là làm cho những đặc trưng văn hóa truyền thống được lưu giữ bằng sự ứng xử phù hợp với lịch sử lâu dài của một vùng đất, một cộng đồng…
Đáy sâu thăm thẳm (Người Già Chuyện)
Môi trường giáo dục và các xung đột giá trị cơ bản
Giáo dục luôn luôn là nỗi bức xúc của xã hội. Hằng năm vào mùa khai giảng lại ồn ào chuyện chạy trường, chạy lớp, tiền trường... Tiếp đến, vào tháng 11 có ngày Nhà giáo Việt Nam dư luận xã hội bàn luận, vừa lên án thực trạng học đường, rồi lại tôn vinh nghề giáo cao quý - mấy chục năm nay - như vòng lặp xuân thu nhị kỳ.
Trong số báo tháng 11 này, Người Đô Thị tập hợp nhiều ý kiến của người thầy, là tâm điểm của bức tranh học đường, để nghe họ trải lòng:
-Sáu “căn bệnh” của giáo dục (TS. Giáp Văn Dương)
-Sống trung thực được gì? ( Ông Trần Việt Long, nguyên giáo viên toán, một trường THPT ngoại thành TP.HCM)
- Vì đâu nên nỗi? (Bà Nguyễn Thị Tuyết Xuân, nguyên giáo viên chuyên lý Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP.HCM)
Nhân vật chính không nhiều lời (Hồ Anh Thái). Ở các cuộc vinh danh đều xuất hiện một Văn Cao ít nói, nếu nói chỉ vài câu, nói chậm rãi đủng đỉnh từ tốn. Vẻ khiêm nhường ấy, sự giấu mình đi ấy, tất thảy đều được coi là sự chọn lựa khôn ngoan giữa thiên hạ…
Thành phố thư viện (Nguyễn Vĩnh Nguyên). Đà Lạt cũng soi mình vào chính những tàng thư của mình để tự tri, gìn giữ một hệ sinh thái tri thức vững bền, thanh bình giữa bối cảnh các đô thị miền Trung, miền Nam đang trở nên dễ tổn thương trước chiến tranh và bất ổn…
Thiên Lộc Đường và các nhà thuốc bắc ở Phú Nhuận (Phạm Công Luận). Thời trước năm 1975, số nhà thuốc tây và phòng khám của giới bác sĩ không nhiều, bệnh nhân phần lớn là những người khá giả và giới trí thức, đa phần bị bệnh cấp tính…
Điện ảnh Việt đang thức giấc? (Lâm Lê). Những tài năng điện ảnh Việt Nam được công nhận ở những liên hoan phim, giải thưởng hàng đầu thế giới và thị trường trong nước có vài phim phá vỡ kỷ lục doanh thu phòng vé là những dấu hiệu cho thấy điện ảnh Việt đang thức giấc…
Lân Nhã: chàng ca sĩ đứng ngoài mọi xu hướng (Trâm Anh). Lân Nhã có vị trí rất riêng trong làng nhạc Việt. Chính vì Nhã đứng ngoài mọi xu hướng thịnh hành của âm nhạc nên anh không cần phải lo mình bị trễ nhịp, lạc hậu, không cần chạy đua để thống lĩnh bảng xếp hạng hay đứng đầu các từ khóa trên mạng xã hội…
Chấn hưng văn hóa: để tương xứng một “thiết kế vĩ đại” (Trang Ngọc). Văn hóa không đơn thuần chỉ là vấn đề đầu tư bao nhiêu tiền, hay là giải quyết trong ngày một ngày hai, ngược lại, cần một tầm nhìn dài hạn, cẩn trọng, kỹ lưỡng, bao quát toàn diện và hướng tới bền vững…
Kim Phạm: Phù thủy chất liệu và “bí thuật” dệt giấc mơ (Bung Trần). Tôi biết đến Kim khi đi dự một triển lãm do anh đồng tổ chức trong khuôn khổ sự kiện mang tên “Wedding Symphony”, chi hàng đống tiền để kể một câu chuyện: chúng ta cần làm sự kiện với trải nghiệm đủ năm giác quan cho người tham dự…
Sài Gòn 99 năm xưa (Huỳnh Trọng Khang). Giữa Nguyễn An Ninh và Léon có một tình bạn mà chính Léon nhận xét là “giản dị”, dẫu rằng không thiếu những xung đột văn hóa. Dưới ngòi bút của Léon Werth, Nam kỳ hiện ra đầy màu sắc, thanh âm với văn hóa bản xứ ăn sâu bén rễ,…
“Đối tác đến từ bên kia”: những trang truyện-trang đời (Trần Đình Ba). Tập truyện ngắn chuyển tải đề tài khá đa dạng; từ nếp sinh hoạt làng quê, luật bất thành văn của làng, dòng họ cho đến cạm bẫy của cuộc chiến quyền lực mà ở đó những cám dỗ tiền bạc, nhan sắc và chức vị có thể khiến con người sa ngã nếu không có cái đầu lạnh...
Tranh truyện: Bất ổn (Mớ)
Bên ngôi đền thiêng, ngẫm về muôn kiếp (Lê Minh Hạ). Trên cái bệ tròn dùng để thiêu xác, một người đang nằm say ngủ. Biết đâu, người này nằm trong số hàng trăm người Hindu cao tuổi chờ hỏa táng, khi cảm thấy đã đi đến chặng cuối cuộc đời, họ chủ động chọn nơi kết thúc một kiếp sống trong dòng nước Bagmati linh thiêng…
Hoàng Su Phì sau mùa lúa chín (Thiên An). Nghi lễ nhảy lửa của người Dao Hoàng Su Phì mang lại nhiều chấm phá đặc sắc, gây thích thú, tò mò cho người tham quan. Đây cũng là cách duy trì các phong tục, bản sắc độc đáo mang tính dân tộc, vùng miền…
NSƯT Thoại Mỹ mắc bệnh tim: nhịp đập vô thường (Hoàng Khải - Hữu Đức). Chia sẻ mới đây của NSƯT Thoại Mỹ về căn bệnh tim khiến trái tim cô “có lúc đập quá nhanh, có lúc ngưng đập” đã làm nhiều khán giả thương cảm và lo lắng. Để hiểu rõ hơn căn bệnh này và mức độ nguy hiểm ra sao, chúng tôi ghi nhận ý kiến của chuyên gia - bác sĩ tim mạch...
Cùng nhiều thông tin đời sống đô thị thú vị khác, Người Đô Thị số 137 với giá bán: 21.600 đồng, phát hành rộng rãi trên các sạp báo toàn quốc từ ngày 26.10.
Trân trọng mời bạn đọc,
Người Đô Thị
>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0901854010