Với sự tham gia của các chuyên gia, cây bút, nhà báo, phóng viên ảnh: Nguyễn Vĩnh Nguyên, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Thế Thanh, Phạm Công Luận, LS. Trương Trọng Nghĩa, PGS-TS. Phạm Khánh Phong Lan, TS-BS. Nguyễn Tri Thức, Thúy Hà, Nguyễn Thị Hậu, Phúc Tiến, Trần Trung Chính, Trần Hậu Yên Thế, Lê Đại Anh Kiệt, LS. Nguyễn Tiến Lập, PGS-TS. Nguyễn Văn Trình, TS-BS. Phạm Ngọc Thạch, Huỳnh Thanh Nhân, Duy Thông, Trâm Anh, Quốc Ngọc, Nguyễn Đình, Diệp Khuê, Bung Trần, Minh Hòa, Trung Dũng, Người Già Chuyện, Mớ, Anh Tuấn, Tấn Khải…
>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0901854010
>> Danh sách các đại lý, sạp báo bán Tạp chí Người Đô Thị
CÂU CHUYỆN ẢNH BÌA
Cuộc trò chuyện của nhà báo Nguyễn Thế Thanh và nhiếp ảnh gia Dương Minh Long diễn ra trước và sau khi khép lại triển lãm ảnh “Trịnh Công Sơn - Lần đầu gặp lại” (3.2023).
Không chỉ nói về khoảng thời gian 11 năm Dương Minh Long được gần gũi và chụp hình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cuộc trò chuyện còn dừng khá lâu ở những câu chuyện tản mạn về con đường làm nghề của anh: “Tôi đã trực tiếp chứng kiến nhiều sự kiện của thời Gorbachev từ năm 1985 – 1993, đã theo một nhóm 12 lính đầu hàng đang giương cờ trắng đi ra rồi chớp thời cơ lăn ra giữa thảm cỏ quay ngược máy lại chụp luôn toàn cảnh nhà Quốc hội Nga đang bốc cháy”…
Bài: Trâm Anh - Ảnh bìa: Minh Hòa
Dạo qua kinh tế đêm của thành phố (Phúc Tiến). Kinh tế đêm không chỉ là một trong những biện pháp phục hồi kinh tế hay một yếu tố cải thiện thu nhập cho người dân mà còn là lối sống và biện pháp để tăng chất lượng sống của các đô thị. Nhiều điểm cố định bên trong và bên ngoài chợ Bến Thành xứng đáng là “sân khấu đường phố” cho các loại hình diễn xướng gọn nhẹ…
Trong đường hầm ký ức Đà Lạt (Nguyễn Vĩnh Nguyên). Trong những mảnh vườn riêng kín cổng, sau những khoảng sân luôn ẩm rêu bốn mùa, họ, những người Đà Lạt nhìn tôi bằng ánh mắt dè chừng và lảng tránh. Chuyện cũ thì có gì để kể?, họ nói. Qua rồi, nhắc lại thì để làm gì? Có thay đổi được gì?, họ lại nói, một cách lịch sự và tỏ tường hơn…
Bút ký: Để lại tuổi trẻ ở trên núi (Đỗ Bích Thúy). Huyện, cô giáo trẻ nhất, vừa được phân công lên đây chưa đầy tháng, lấy cho tôi xem mấy thỏi son. Những thỏi son khô khốc, nứt vỡ. Cô cũng lục hòm cho tôi xem mấy cái quần bò. Ở nơi này, dù là thâm sơn cùng cốc, lũ trẻ đến trường có đứa còn cởi truồng, các cô giáo vẫn không được phép mặc quần bò lên lớp…
Đô thị nông nghiệp: “đô thị ăn được” (Trần Trung Chính). Đất cũng như người, cần thở, cần giao tiếp với mưa nắng, cần vi sinh vật cho đất sinh nở cây trái. Đừng tiếp tục vội vã “niêm phong bằng bê tông” vĩnh viễn đất đai màu mỡ của cha ông, đánh cược tất cả vào cuộc đô thị hóa không chắc bền vững này…
Đất Phán Hùng và xóm Bắc ngày xưa (Phạm Công Luận). Trong số cư dân sinh sống ở xóm này có hai nghệ sĩ nổi tiếng. Nhà danh ca Thanh Tuyền nằm ở phía hẻm ngoài từ đường Cô Giang rẽ vào. Đây là ngôi nhà của gia đình và cô đến ở chung. Thỉnh thoảng, người đi ngang nhà nghe tiếng hát trong đó vẳng ra…
Thêm một bí mật về Dracula (Người Già Chuyện)
CHUYÊN ĐỀ
Nghị quyết mới cho TP.HCM: Cần trao quyền tự chủ cao hơn và nhiều hơn
- Đại biểu Quốc hội - LS. Trương Trọng Nghĩa: Khung pháp lý hiện hữu chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển (Duy Thông)
-Tiếp cận mở từ nhiều vùng miền trên cả nước (LS. Nguyễn Tiến Lập)
- Ông Huỳnh Thanh Nhân - Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM: Thành phố mong muốn phát triển kinh tế - xã hội theo mô hình chính quyền đô thị
- PGS-TS. Nguyễn Văn Trình - nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM: Các đề xuất tài chính ngân sách vẫn còn lắt nhắt (Quốc Ngọc)
Gỡ khó cho ngành y: Cần điều trị từ nguyên nhân (Quốc Ngọc). Trao đổi với Người Đô Thị, PGS-TS. Phạm Khánh Phong Lan - Đại biểu Quốc hội cho biết: “Những vấn đề cơ bản vẫn chưa được giải quyết tận gốc rễ. Nghị quyết của Chính phủ, thông tư của Bộ, rồi Quốc hội cũng đã gỡ bằng cách cho gia hạn số đăng ký thuốc, nhưng tất cả chỉ mang tính tình thế, chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn”…
-Ba đề xuất gửi đến Quốc hội (TS-BS. Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM)
-Cần những chủ trương dài hạn (TS-BS. Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM)
SBTECH: “Thầy lang” cải tử hoàn sinh những cây cầu (Lê Đại Anh Kiệt). Sự cố nhịp chính của cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (TP.HCM) bị đứt cáp làm dư luận xôn xao, giới chuyên gia cũng bối rối. Nhưng chỉ hơn một tháng, “thầy lang” SBTECH đã ‘bắt bệnh” và chữa trị hồi phục 100% sức mạnh cho cây cầu này. Hơn 10 năm qua, SBTECH đã “cải tử hoàn sinh” hàng trăm cây cầu từ Bắc chí Nam...
Trần Tuệ Tri: Một “siêu nhân mẹ” (Bung Trần). Câu nói quan trọng nhất mà chị Trần Tuệ Tri, Tổng giám đốc Pharmacity, để lại sau cuộc trò chuyện dài không phải là những thành tích hay trải nghiệm vượt trội ở môi trường toàn cầu, mà là một điều đặc biệt hơn: “Chưa bao giờ tôi bỏ lỡ bất kỳ một cuộc họp phụ huynh nào ở trường…”
Hải sản Hoàng Gia: Đi trước thị trường một bước (Diệp Khuê). Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Hoàng Gia là Trần Văn Trường. Sau nhiều năm nhập khẩu hải sản tươi sống, nhà buôn này đang xúc tiến những thủ tục hành chính cuối cùng để trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên xuất khẩu tôm hùm tươi sống sang Hàn Quốc. Kho hàng đã xây dựng xong…
50 năm Oscar “The Godfather”: Họ đã làm gì với “Bố già”? (Thúy Hà). Từ 2022 Hollywood đã bắt đầu những hoạt động kỷ niệm nửa thế kỷ phim The Godfather trong đó có cuộc trưng bày “The Art of Moviemaking: The Godfather” tại bảo tàng Academy Museum đến 3.2024. Người ta lại được nghe những câu thoại nổi tiếng ấy trong những cảnh phim tiêu biểu của The Godfather chiếu tại màn hình lớn đặt ở lối vào…
Nhớ tiếc anh Trần Hữu Dũng Vietstudies (Nguyễn Thế Thanh). Biết về một Trần Hữu Dũng uyên bác, thẳng thắn, quan tâm đến lớp trẻ, luôn đau đáu cho Việt Nam thì nhiều, nhưng chắc chưa thật nhiều người biết anh là người rất ấm áp tình gia đình, tình quê hương, xứ sở. Anh luôn tự hào về những đóng góp của người thân ruột thịt trong gia đình đối với sự nghiệp bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Anh quan tâm đến tin cha anh - bác sĩ, Nhà giáo Nhân dân Trần Hữu Nghiệp được đặt tên cho một con đường ở quê nội anh là Bến Tre…
Kỳ hoa dị thảo trên đất Thăng Long (Trần Hậu Yên Thế). Những bằng chứng khảo cổ cho thấy trong mỹ thuật Đại Việt, ngay từ thời Lý, Trần, hoa thiêng tuyết liên đã có trên những mảng chạm trang trí kiến trúc, trang trí văn bia Phật giáo. Khi nghiên cứu về đồ án hoa lá thời Lý Trần, loài hoa tuyết liên này luôn bị nhầm với hoa cúc, hoa sen, hoa mẫu đơn…
Dạo quanh nơi yên nghỉ của các pharaon (Nguyễn Thị Hậu). Tục ướp xác phổ biến trong mọi tầng lớp ở Ai Cập thời cổ, xác ướp người bình dân chôn trong quan tài được đặt vào những hộc khoét sâu vào lòng núi. Trên đường đi qua hàng ngàn cây số tôi đã nhìn thấy nhiều “nghĩa địa” như thế...
Tranh truyện: Lý do đơn giản! (Mớ)
Trà măng tím, báu vật bị bỏ quên (Nguyễn Đình). “Không đến 5 năm nữa, Việt Nam sẽ hết trà măng!” là câu nói đáng suy nghĩ của một người làm trà ở Hoàng Su Phì. Bởi cách đây 5 năm, bình quân làm chơi chơi được một tấn thành phẩm trà măng, nhưng giờ cả năm làm chưa đến 100 kg vì không còn nguyên liệu…
Từ chuyện Trấn Thành hay khóc: Kìm nén cảm xúc có hại sức khỏe? (Anh Tuấn - Tấn Khải). Liên quan đến tranh cãi Trấn Thành hay khóc trước công chúng, đã có một số khán giả góp ý Trấn Thành nên tập kỹ năng kìm nén cảm xúc để hình ảnh không phản cảm. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc kìm nén cảm xúc có thể gây nguy hại cho sức khỏe. Chúng tôi ghi nhận ý kiến chuyên môn của bác sĩ để làm rõ hơn tranh cãi này…
Cùng nhiều thông tin đời sống đô thị thú vị khác, Người Đô Thị số 130 với giá bán: 21.600 đồng, phát hành rộng rãi trên các sạp báo toàn quốc từ ngày 30.3.
Trân trọng mời bạn đọc,
Người Đô Thị
>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0901854010