Đón đọc Người Đô Thị phát hành ngày 31.10

 12:31 | Thứ năm, 31/10/2024  0
Trong số này: Những người trẻ kể chuyện ký ức đô thị; Từ bảng giá đất mới đến đề xuất đánh thuế bất động sản; Cư xá Những Đỉnh Núi; Tìm tiền cho “di sản sống”; Nguyễn Dân Huy và tuyến tàu điện số 6; Hậu bão Yagi, nhìn lại bảo hiểm nông nghiệp; Han Kang - Nobel Văn chương 2024: Nobel không dành cho kẻ may mắn; Một thời cười ra nước mắt; Nguyễn Du - Hồ Xuân Hương: “chung giàn, khác giống”; Ca sĩ Quang Dũng bị gút: Tránh ngộ nhận về “bệnh vua”…

Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà báo, cây bút: Nguyễn Vĩnh Nguyên, Trung Dũng, Thượng Tùng, Phạm Công Luận, Phúc Tiến, Trâm Anh, Quốc Ngọc, Bung Trần, Đỗ Lai Thúy, Trần Trung Chính, GS-TS. Đặng Hùng Võ, GS-TS. Phan Thị Thu Hiền, Thiên An, Lê Minh Hạ, Nguyễn Quý, Người Già Chuyện, Mớ, Nguyễn Đức, Phạm Anh…

>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0901854010

>> Đặt báo giấy Người Đô Thị

>> Danh sách các đại lý, sạp báo bán Tạp chí Người Đô Thị

CÂU CHUYỆN ẢNH BÌA

Xuất phát từ tình yêu di sản kiến trúc, một nhóm bạn trẻ đang sinh sống, học tập và làm việc tại TP.HCM đã tự bỏ tiền, dụng công đi khảo sát thực địa, sục sạo tàng thư để mang tới cho cộng đồng những câu chuyện về hồn phố, đời người một cách độc đáo và hấp dẫn. Hiện nhóm Tản Mạn Kiến Trúc đã tạo ra được cộng đồng hơn 61.000 người yêu di sản.

Trung Hiếu, một trong những sáng lập viên cho biết quá trình điền dã không phải lúc nào cũng thuận lợi: “Không ít gia chủ của những ngôi nhà cổ không đồng ý khảo sát, hoặc cho khảo sát nhưng yêu cầu không được công bố. Nhiều ngôi nhà phải ghé thăm nhiều lần mới thuyết phục được gia chủ bởi ai lại dễ dàng mở cửa cho người lạ vào quay phim, chụp ảnh, hỏi đủ thứ chuyện xưa cũ...”.

Bài và ảnh: Trung Dũng

Từ bảng giá đất mới đến đề xuất đánh thuế bất động sản (GS-TS. Đặng Hùng Võ). Trước đây và vừa qua có nhiều “sáng kiến” của vài cơ quan cấp bộ về việc phải đánh thuế ngôi nhà thứ hai trở đi. Đề xuất như vậy cũng không minh bạch vì như thế là không đánh thuế ngôi nhà thứ nhất hay sao? Và đây là đánh thêm thuế nhà hay là thay đổi cả thuế đất lẫn nhà?...

Cư xá Những Đỉnh Núi (Nguyễn Vĩnh Nguyên). Một bản thống kê cho thấy năm 1943, khi chưa hoàn thiện đợt thứ hai của quá trình xây cất, khu cư xá nhà vườn mang tên Quan Toàn quyền đã có 130 đứa trẻ. Điều này cũng là một thực chứng thành công của ý đồ trẻ hóa diện mạo thành phố nghỉ dưỡng Đà Lạt trong tương lai…

TS. Doãn Thị Thanh Thủy: "Việt Nam chưa cần điện gió ngoài khơi đến 2050" (Thượng Tùng). Đây là một trong những kết luận đáng chú ý rút ra từ Mô hình hóa các lựa chọn giảm phát thải carbon cho hệ thống điện Việt Nam - công trình nghiên cứu của TS. Doãn Thị Thanh Thủy, giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright (Đại học Fulbright Việt Nam). Kết luận này cũng là một phần nội dung trong cuộc trao đổi của TS. Thanh Thủy với Người Đô Thị.

Tìm tiền cho “di sản sống” (Trần Trung Chính). Trở lại với Hội An để thấy khó khăn bắt đầu từ thiếu tiền (cả chính quyền và các hộ dân) bảo tồn di sản, dẫn đến điểm cuối là cuộc đảo lộn lớn, căn bản về nhân khẩu học (dân bán nhà, dời đi). Quá trình suy thoái của loại “di sản sống” đang trên con đường đi đến kết cục đánh mất “cộng đồng bản địa”…

TP.HCM “siết” nhà trọ tư nhân: Để chính sách không dồn đuổi người nghèo (Minh Hoàng - Tấn Khải). Đề xuất áp dụng các tiêu chuẩn tối thiểu đối với nhà ở riêng lẻ có mục đích cho thuê trọ tại TP.HCM là chủ trương đúng đắn nhằm tăng cường bảo đảm an toàn cho các khu dân cư. Tuy nhiên, cùng với đề xuất, cần có các giải pháp an sinh để người lao động tạm cư không bí bách về chỗ ở, bởi đây cũng là lực lượng lao động có đóng góp cho tăng trưởng của thành phố…

Nhân tình mùa Halloween (Người Già Chuyện)

Nguyễn Dân Huy và tuyến tàu điện số 6 (Thiên An). Đoàn tàu dự kiến gồm 15 toa, đặt tên là “tuyến tàu điện số 6”, không chở khách như 5 tuyến tàu điện của Hà Nội xưa, mà “chở” trên đó là 15 câu chuyện về ẩm thực, văn hóa độc đáo của Việt Nam để giới thiệu cho du khách và bạn bè quốc tế…

Một thời cười ra nước mắt (Phạm Công Luận). Xăng chạy xe càng lúc càng hiếm, mỗi tháng chỉ được cấp bốn lít. Nhiều người có xe chỉ trùm mền để đó, có xăng không dám bán ra chợ đen mà để dành, phòng khi cần đi đâu xa còn có xăng để chạy. Bình xăng nhét trong nhà tắm cho yên tâm!...

“Giao tình di sản” xuyên biên giới (Phúc Tiến). Trong cuộc trao đổi, giáo sư Vũ Hoàng Dũng đặt một câu hỏi lớn không chỉ cho người giới thiệu sách mà còn cho người tham dự: “Phải chăng đã đến lúc yêu cầu nước Pháp hoàn trả những hiện vật Việt Nam đang trưng bày trong nhiều bảo tàng lớn nhỏ?”. Quả là câu hỏi hóc búa.

Tận tụy như “Anh hùng trái cây” tên Tùng (Bung Trần). Ông tự cười mình “ngây thơ” khi không biết rằng thị trường Mỹ phải gọt trái dừa trọc lóc chứ không chịu dừa gọt hình kim cương như thị trường khác. Nên nguyên một container tới Mỹ rồi, không lẽ mình bay qua ngồi… gọt, đành kéo về làm lại.

Hậu bão Yagi, nhìn lại bảo hiểm nông nghiệp (Thượng Tùng - Nguyễn Quý). Thiếu công cụ tài chính chuyển dịch một số rủi ro thiệt hại tài sản và thu nhập trong hoạt động sản xuất nông nghiệp sang công ty bảo hiểm, trong bối cảnh thiên nhiên ngày càng bất trắc khiến ngành nông nghiệp khó thu hút đầu tư, còn nông dân gặp khó khăn trong tiếp cận tín dụng chính thức, giảm động lực đổi mới sáng tạo…

Nobel Văn chương 2024 cho nhà văn Han Kang (Hàn Quốc): “Nobel không dành cho kẻ may mắn” (Quốc Ngọc). Trao đổi với Người Đô Thị, GS-TS. Phan Thị Thu Hiền cho biết: “Với 20 năm gắn bó với văn học Hàn Quốc, tôi đã chứng kiến nỗ lực của Hàn Quốc cho giải thưởng Nobel. Vinh quang cho Han Kang và Hàn Quốc không phải ngẫu nhiên…”.

Nguyễn Phan Linh Ðan: “Tôi không đam mê làm cho phim mình giống phim Hàn, Mỹ” (Trâm Anh). Nguyễn Phan Linh Đan là nữ quay phim, giám đốc hình ảnh phim (DOP) trẻ Việt Nam. Cô dâu hào môn do Linh Đan làm DOP đang có doanh thu tốt tại rạp chiếu. Linh Đan cũng vừa quay xong phim Tết Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành. Năm 2023, Linh Đan đươc vinh danh giải thưởng “Quay phim xuất sắc nhất”. Cô có cuộc trò chuyện với Người Đô Thị.

Nguyễn Du - Hồ Xuân Hương: “chung giàn, khác giống” (Đỗ Lai Thúy). Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương cùng sinh trưởng trong gia đình nho học. Khác nhau ở chỗ Du thuộc dòng sĩ tộc, tức nho quan lại, còn Hương thuộc dòng thầy đồ, tức nho bình dân. Nhưng sự tác động của thời thế đã rút ngắn khoảng cách xã hội giữa họ, tạo ra những gặp gỡ…

Chuyện người di cư: Kim Huyền đi thật xa để trở về (Lê Minh Hạ). Quyết định đi Nhật của diễn viên Kim Huyền gây bất ngờ và choáng váng cho nhiều người. Và lúc cô quyết định trở về cũng khiến không ít người ngạc nhiên. Số phận đặt Kim Huyền trước những thời điểm mà sự quyết định không chỉ đơn giản là một sự thay đổi mà nó còn thay đổi cả tương lai…

Tranh truyện: Đề xuất (Mớ)

Ca sĩ Quang Dũng bị gút: Tránh ngộ nhận về “bệnh vua” (Nguyễn Đức - Phạm Anh). Nghe tin ca sĩ Quang Dũng bị gút, nhiều khán giả hâm mộ đã chia sẻ trên facebook những bài thuốc dân gian, động viên anh chỉ cần ăn kiêng và uống thuốc thì bệnh sẽ khỏi. Chúng tôi ghi nhận ý kiến chuyên môn của TS-BS. Tăng Hà Nam Anh (Chủ tịch Hội Nội soi khớp và thay khớp Việt Nam) về căn bệnh được mệnh danh “bệnh của các ông vua” này.

Cùng nhiều thông tin đời sống đô thị thú vị khác, Người Đô Thị số 149 với giá bán: 25.000 đồng, phát hành rộng rãi trên các sạp báo toàn quốc từ ngày 31.10.

Trân trọng mời bạn đọc,

Người Đô Thị

>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0901854010   

>> Danh sách các đại lý, sạp báo bán Tạp chí Người Đô Thị

>> Đặt báo giấy Người Đô Thị

bài viết liên quan
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.