Với sự tham gia của các chuyên gia, tác giả, cây bút: Đoàn Khắc Xuyên, Lê Huyền Ái Mỹ, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Phúc Tiến, Phạm Công Luận, PGS-TS. Phạm Khánh Phong Lan, TSKH-KTS. Ngô Viết Nam Sơn, Trần Trung Chính, Nguyễn Thị Ngọc Hải, Nguyễn Á, Võ Diệu Thanh, Huỳnh Trọng Khang, Trâm Anh, Thượng Tùng, Trà My, Lê Quỳnh, Bung Trần, Quốc Ngọc, Thiên An, Ninh Hạ, Người Già Chuyện, Mớ, Diệp khuê, Lê An, Hữu Đức…
>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0901854010
>> Danh sách các đại lý, sạp báo bán Tạp chí Người Đô Thị
CÂU CHUYỆN ẢNH BÌA
GS. Trần Văn Khê vừa như một người “giữ đền” khổng lồ với ngôi đền thiêng âm nhạc dân tộc; vừa là vị kiến trúc sư thiết kế những đường dẫn nghệ thuật - văn hóa - âm nhạc để mở cửa, hội nhập và truyền bá tri thức, bản sắc, quan trọng là đi cùng bản lĩnh của người Việt với toàn cầu.
Giải thưởng và học bổng Trần Văn Khê lần đầu tiên được trao, được vinh thăng ngay vị trí nhà hát trung tâm của Sài Gòn - TP.HCM, tôi lại nhìn thấy sau vầng ánh sáng ấy là những nốt trầm, những “đổ hột” của những con người phụng sự cái đẹp, tận hiến cho văn hóa dân tộc...
Bài: Lê Huyền Ái Mỹ - Ảnh bìa: Nguyễn Á
Bút ký: Hơi thở Tây Nguyên (Đỗ Bích Thúy). Những chiếc xe khổng lồ với dãy bánh dài như chân rết chở những cánh quạt khổng lồ. Tây Nguyên đã không còn hoang sơ vụng dại như hình dung qua sách vở nữa. Những cánh rừng thông thẳng tắp nhiều chục năm tuổi, đẹp như tranh vẽ lần lượt bị xóa sổ...
Chuyển đổi đất rừng làm dự án: Đối diện thực tế mất rừng (Lê Quỳnh). Hiện nay, cả nước đang rà soát và điều chỉnh lại quy hoạch 3 loại rừng, gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Một nhà khoa học ngành lâm nghiệp đang tham gia quá trình này ở nhiều tỉnh thành cho biết thực tế có những tỉnh sau khi rà soát, diện tích rừng chỉ còn khoảng 1/3 so với con số báo cáo…
Nhân loại trước ngã ba đường? (Đoàn Khắc Xuyên). Nhìn lại, cả 3 thách thức đang đặt ra: dịch bệnh, chiến tranh, biến đổi khí hậu đều trực tiếp hoặc gián tiếp bắt nguồn từ ứng xử của con người với thiên nhiên và với nhau. Một cảm giác khẩn cấp, bất an đã xâm chiếm các chuyên gia và tổ chức quốc tế chống biến đổi khí hậu…
Đô thị miền núi: Ngưỡng của núi rừng (Trần Trung Chính). Đứng trước tình trạng xây dựng hỗn loạn ở Sa Pa hay thảm họa lở núi, chết người ở Đà Lạt, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên… chúng ta sẽ đặt niềm tin vào một thiết chế dựa trên khoa học, và sức mạnh kỷ luật dựa trên sự liêm chính để quản lý xây dựng các đô thị núi?
Inforgharphic: Những rốn nước đô thị ở Việt Nam. Nếu như ở Hà Nội và TP HCM, vài chục năm nay, ngập đã là chuyện thường ngày, thì giờ đây, tình trạng này đã lan rộng ở khắp các thành phố trên cả nước với tần suất ngày càng nhiều. Những đô thị trên địa hình núi cao hoặc ven biển mỗi khi có mưa to cũng lại “chìm sâu trong biển nước”. Câu hỏi đặt ra là vì sao?
Nước không lối thoát bởi quá tham lam (Thượng Tùng). Cuộc trao đổi với TSKH-KTS. Ngô Viết Nam Sơn chung quanh vấn đề ngập nước ở nhiều đô thị bất ngờ quay sang công tác quy hoạch cán bộ. Theo chuyên gia độc lập trong lĩnh vực quy hoạch, ẩn số không nằm ở giải pháp kỹ thuật mà là yếu tố con người.
Chuyện ngập nhìn từ Phú Mỹ Hưng (Diệp khuê). Nằm ở vùng đất thấp nhưng Phú Mỹ Hưng hiếm khi bị ngập nước cho dù mưa lớn hay triều cường. Quan sát quá trình phát triển dự án ghi nhận tinh thần trách nhiệm xã hội được chủ đầu tư kế thừa qua nhiều thế hệ lãnh đạo…
Thăm cụ Dần mùa sen (Thiên An). Mùa sen về ở Tây Hồ, cụ Nguyễn Thị Dần thêm tuổi, ở cả vùng Tây Hồ và Hà Nội, người uống trà sen thâm niên đều biết đến thương hiệu trà sen cụ Dần trên đường Tô Ngọc Vân. Năm 2023, cụ Dần tròn 100 tuổi, là người làm trà sen lâu đời nhất Việt Nam...
Thành lập Sở An toàn Thực phẩm TP.HCM: Quản lý thực phẩm thoát phận “cắt khúc”? (Quốc Ngọc). Liệu việc dứt ra khỏi mô hình “thí điểm cục bộ” để trở thành Sở An toàn thực phẩm đầu tiên trong cả nước có giúp “làm sạch” câu chuyện chồng chéo muôn thuở trong quản lý thực phẩm? Người Đô Thị có cuộc trao đổi với PGS-TS. Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM…
Lợi Lợi Dân: Muốn làm lợi cho nông dân gấp đôi (Bung Trần). Ông đi đăng ký mở công ty với tên là “Lợi Dân”, nhưng cái tên này đã có người đăng ký rồi, suy nghĩ bộc phát tại chỗ là… Lợi Lợi Dân, nghe rất thiệt cái bụng kiểu nông dân, mà cũng là tâm niệm của ông: làm sao làm lợi cho người nông dân được gấp đôi thì mới đáng công mình làm…
Người Già Chuyện: Ai thắng ai?
Môn đua xe đạp ở Sài Gòn trước 1945 (Phạm Công Luận). Khoảng đầu 1950, thường có giải “Vua đường trường”, nhứt là cuộc đua vòng quanh Đông Dương hồi Pháp thuộc. Cua rơ Lê Thành Các đã đoạt giải nhất cuộc đua xa nhứt, dài ngày nhứt. Chú bé nhỏ là tôi rất vinh dự, tự hào được cùng chú Lê Thành Các so bánh trên đường…
Tiệm kem ở xứ lạnh (Nguyễn Vĩnh Nguyên). Thú ăn kem ở Đà Lạt có lẽ khởi từ cư dân mà lan sang du khách. Nếu Thủy Tinh là tiệm kem cho giới bình dân, những xe càrem bán dạo vãng lai có sức hút lạ lùng với dân địa phương, thì tiệm Việt Hưng ở khu Hòa Bình lại là tiệm kem được xác định cao cấp hơn dành cho du khách…
Kết nối sông Seine với sông Sài Gòn trong dòng chảy tri thức và kinh tế (Phúc Tiến). Sông Seine diễm lệ góp phần làm nên một Paris thơ mộng cho thế giới. Còn sông Sài Gòn nhộn nhịp đã khởi tạo một thành phố sôi động nhất Việt Nam. Từ lâu, cả hai con sông đã kết nối trong văn chương, âm nhạc và tâm tưởng của nhiều thế hệ hai nước…
Âm nhạc dân tộc thêm những hy vọng (Trâm Anh). Trong danh sách những người được trao tặng giải thưởng và học bổng Trần Văn Khê lần đầu tiên, có những bậc trí thức - nghệ sĩ đã xấp xỉ 90 tuổi, có học sinh mới 11 tuổi đời, có sinh viên khiếm thị, tài năng, có những người thuộc thế hệ cầu nối thực tài, thực tâm trong nghiên cứu, giảng dạy và biểu diễn âm nhạc dân tộc...
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á: Hành trình của tôi đã, đang và sẽ tiếp tục (Trà My). Nhân sự kiện Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á từ ngày 27 - 30.7 triển lãm và ra mắt hai cuốn sách ảnh mới: Tử tù, cựu tù Côn Đảo – Ngày trở lại và Biệt đội giữ bình yên “đất lửa”, Người Đô Thị đã có cuộc trò chuyện với anh - người biết nắm bắt cơ hội, lại có khả năng nhìn thấy cái đẹp tồn tại ở khắp mọi nơi, ở mọi người, mọi khoảnh khắc…
Đỗ Nguyệt Hà trên con đường sáng tạo (Nguyễn Thị Ngọc Hải). Đỗ Nguyệt Hà từng đạt nhiều giải thưởng như “Sư tử trẻ” mùa đầu tiên của Vietnam Young Lions - đấu trường sáng tạo danh giá và từng làm giám đốc mỹ thuật trong bộ phim nhận được sự quan tâm nhiều của dư luận Em và Trịnh...
Nặn bột dưới mặt trời (Võ Diệu Thanh). Hình dung một ngày nào đó tự nhiên trong nhà chúng ta có một đứa trẻ cứ quay ngang bẻ móng chân nhai, hoặc cắn chảy máu chân rồi nhìn máu chảy mà không hề hoảng sợ. Chỉ cần như vậy chúng ta như có cả một quãng đời cận tận thế. Người cha ấy lại sinh đôi ngay hai đứa trẻ chẳng còn biết sợ gì trên đời…
Tản văn: Hôm nay có kẻ bỏ kinh thành (Huỳnh Trọng Khang). Bạn đi qua những cửa hàng đóng cửa đang chờ chủ mới. Bạn đi qua một anh làm nghề chuyển phát đang ngửa mặt trút hết bình nước gần cạn lên mặt. Bạn đi qua dòng người ngược xuôi tiếp tục bươn chải. Và bạn nhận ra một buổi chia tay là chưa đủ, rằng còn quá nhiều điều để nói cùng nhau…
Tranh truyện: Đặc biệt khó khăn (Mớ)
Bạch Mã và những dự định dở dang (Ninh Hạ). Trong trào lưu “quy hoạch xây dựng cáp treo” nở rộ tại Fansipan, Phú Quốc và Quảng Bình đưa khách đại trà vào các vùng lõi sinh thái, dự án tại Vườn quốc gia Bạch Mã cũng đề xuất một hệ thống cáp treo kéo từ khu cơ sở lên đỉnh núi...
Ca sĩ Uyên Trang trầm cảm vì mất ngủ: Những lời thức tỉnh! (Lê An - Hữu Đức). Theo khuyến cáo của chuyên gia sức khỏe, mất ngủ chính là nguyên nhân khởi phát và cũng là yếu tố kéo dài bệnh trầm cảm. Người bệnh nếu tùy tiện sử dụng thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ, về lâu dài sẽ gây ra quên, giảm trí nhớ...
Cùng nhiều thông tin đời sống đô thị thú vị khác, Người Đô Thị số 134 với giá bán: 21.600 đồng, phát hành rộng rãi trên các sạp báo toàn quốc từ ngày 27.7.
Trân trọng mời bạn đọc,
Người Đô Thị
>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0901854010