Với sự tham gia của các chuyên gia, cây bút, nhà báo, phóng viên ảnh: Đoàn Khắc Xuyên, Nguyễn Thế Thanh, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Nguyễn Hàng Tình, Phạm Công Luận, Nguyễn Thị Hậu, Phúc Tiến, Phạm Minh Quân, Nguyễn Trọng Chức, PGS-TS. Nguyễn Đức Lộc, Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành, LS. Nguyễn Tiến Lập, PGS-TS. Võ Trí Hảo, PGS-TS. Phan Thị Bích Nguyệt, TS. Phạm Trần Hải, Duy Thông, Trâm Anh, Hoàng Hương, Huỳnh Trọng Khang, Minh Hòa, Người Già Chuyện, Quốc Ngọc, Diệp Khuê, Bung Trần, Mớ, Việt Anh, Hữu Đức, Hoàng Khải…
>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0901854010
>> Danh sách các đại lý, sạp báo bán Tạp chí Người Đô Thị
CÂU CHUYỆN ẢNH BÌA
Kể từ sau vai diễn Khánh trong Vú em tập sự năm 2017, Lê Khánh tập trung chăm lo gia đình, diễn đều đặn ở sân khấu kịch và không có vai chính nào trong điện ảnh. Trở lại với bộ phim điện ảnh Biệt đội rất ổn, Lê Khánh đã chứng minh sức hút và sự duyên dáng của mình trên màn ảnh khi vào vai một nữ đại gia miền Tây.
Cùng bé Nhã Tiên của Biệt đội rất ổn đến xem công trình tuyến metro số 1 đang khẩn trương hoàn thành giai đoạn cuối, diễn viên Lê Khánh - một cư dân Sài Gòn sinh năm 1981 thổ lộ: “Tôi mong lắm ngày Sài Gòn trở mình, có thêm nhiều cơ hội cho những người chọn Sài Gòn làm nơi lập nghiệp”.
Bài: Trâm Anh - Ảnh: Minh Hòa
Bà Tư Duy Liên, người thầy của tôi (Nguyễn Thế Thanh). Bà Đỗ Duy Liên là nữ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân đầu tiên của TP.HCM sau ngày đất nước thống nhất: “Định kiến có nguồn gốc từ cuộc chiến tranh lâu dài và phức tạp trên đất nước ta. Nhưng nhận thức mới là quan trọng, nhận thức phải vượt lên sự phức tạp đó. Xã hội khó ổn định lâu bền, dân tộc khó có sức mạnh phát triển khi để định kiến ấy kéo dài…”
“Người trong một nước” và quan chức tham nhũng (Đoàn Khắc Xuyên). Con số 54 bị can trong vụ án “chuyến bay giải cứu”, trong đó có 21 quan chức, cán bộ nhận hối lộ tới 180 tỷ đồng từ những đồng bào khốn khổ trong đại dịch, khiến người ta không thể không liên tưởng đến câu nói đầy hình ảnh về “triệu người vui, triệu người buồn” của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và bài học về tình nghĩa đồng bào, tình nghĩa “người trong một nước”…
Đường Pasteur nhớ người chưa quen (Phạm Công Luận). Có lẽ sự kiện đầu tiên mang tầm vóc lớn nhất mà cư dân dọc hai bên đường chứng kiến là sự kiện nhà yêu nước Phan Châu Trinh mất năm 1926. Đó là một sự kiện chấn động vì lễ tang của cụ lớn chưa từng có ở Sài Gòn, với hơn 6 vạn người tham dự đưa linh cữu đến nơi an nghỉ cuối cùng...
Lê Hoàng Thế: người mở đường tận tụy (Bung Trần). Ông không chỉ trồng nấm linh chi dưới tán rừng tại Việt Nam theo mô hình nông nghiệp tái sinh đạt các tiêu chuẩn khắt khe của thế giới, mà còn đang cố công nghiên cứu để chứng minh rằng loại nấm này là “của Việt Nam” đã được ghi nhiều trong sử sách…
Không phải bò nào cũng ngu (Người Già Chuyện)
BÀN TRÒN
Phát triển TP.HCM
Tự chủ ngân sách, cơ chế đặc thù và dám nghĩ dám làm
Khi TP.HCM có mức tăng trưởng kinh tế quý I.2023 là 0,7% (so với cùng kỳ 2022), thì những vấn đề còn tồn lưu hàng chục năm nay lại trở nên cấp thiết. Vai trò đầu tàu của TP.HCM trong nhiều thập niên giờ đây đã tụt hạng vào nhóm cuối bảng! Đây là một sự kiện đặt ra nhiều vấn đề lớn hơn là tháo gỡ hay đối phó những thách thức trước mắt:
Nhóm thực hiện: Duy Thông, Diệp Khuê, Quốc Ngọc
Đỗ Bích Thúy: “Với văn chương thì nhà văn luôn tự do nhất” (Hoàng Hương). Than đỏ dưới tro tàn - tập tản văn thứ 5 của Đỗ Bích Thúy vừa ra mắt giữa tháng 4.2023 đầy phong vị miền núi, với những ký ức gắn liền với thung lũng nơi chị được sinh ra và lớn lên, trong đó có những bài viết mà chị tiết lộ “khi viết đã chảy nước mắt”. Dịp này, Người Đô Thị có cuộc trò chuyện với nhà văn Đỗ Bích Thúy.
Chúc Sài Gòn ngủ ngon! (Nguyễn Vĩnh Nguyên). Lời chúc Sài Gòn ngủ ngon từ nước Mỹ, là dành cho ai, phải chăng là lời gọi hồn cho Charlie, Baker hay cho những trang lịch sử đã khép? Một hồi thanh từ quá khứ hay đoạn hồi âm bi thảm từ bờ bên kia?
Đừng nhìn kinh tế di sản qua đồng xu! (Phúc Tiến). Để làm kinh tế di sản nói chung và kinh tế phố cổ nói riêng, chính quyền và các doanh nghiệp cần có tầm nhìn lớn hơn, như ông bà ta nói, “bỏ con săn sắt, bắt con cá rô”. Đừng nhìn thu nhập của các hoạt động này chỉ qua chiếc vé vào cửa, hay đồng xu nhỏ nhoi mà quên mất các nguồn lợi lớn lao và vững bền…
Luxor: Đô thị di sản của Ai Cập (Nguyễn Thị Hậu). Hàng ngàn năm đã trôi qua, bao nhiêu thế hệ dân cư đã sinh sống ở đây và góp phần gìn giữ đền đài lăng mộ, và như một quy luật, cuộc sống hiện tại tiếp tục ngay bên cạnh, bên trên di tích lịch sử, không loại trừ nhau mà cùng nhau tồn tại và phát triển…
Có một phố Hàng rất khác (Phạm Minh Quân). Không cứ người Hà Nội mà bất kỳ ai đặt chân tới thủ đô, đều xem 36 phố phường như một biểu tượng văn hóa giúp nhận chân bản sắc đô thị. Những con phố mang tên “Hàng” ngay lập tức khiến người ta liên tưởng tới ngành nghề thủ công hay mặt hàng mà chúng gắn liền. Tuy nhiên, có một biệt lệ: phố Hàng Bè...
Dấu ấn Sài Gòn trong tranh Lê Thanh (Nguyễn Trọng Chức). Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, thân phụ là dịch giả Lê Thức, chú và bác ruột là hai họa sĩ nổi tiếng Lê Phổ, Lê Yên nên Lê Thanh đến với nghệ thuật rất sớm. Với hơn 20 tác phẩm sơn dầu trên toile được vẽ thời gian gần đây, họa sĩ Lê Thanh đã trở lại thật ngoạn mục với triển lãm cá nhân “Người - Phố”…
Trong sương và tro (Huỳnh Trọng Khang). Hai bộ phim phát hành cách nhau không xa, kể về hai xứ sở rất khác nhau, đã trình bày một tình thế chung của những con người kẹt lại bởi đất đai của họ…
Bức tranh “giải trí” loi nhoi sắc màu... (Nguyễn Hàng Tình). Nghệ sĩ mà khôn quá mất “trong”. Nghệ sĩ mà ranh quá mất hiền. Nghệ sĩ mà “tiền” quá mất “đức”. Rằng, có những tài trí tạo ra văn hóa, là tấm gương nhân cách cho tha nhân trẻ già. Lại có những tài trí chỉ dừng lại ở mức tạo ra được “sản phẩm giải trí”, xem nghe qua loa cho vui…
Tranh truyện: Hèn gì tên gọi bóng ma (Mớ)
Mùa chơi miền biên viễn (Việt Anh). Ngoạn cảnh, dạo chợ, sống vui với đồng bào miền cao… trải nghiệm thú vị ấy là cơ hội cho tôi khám phá thêm những nét đẹp theo mùa, theo phong tục khác lạ, có được nơi những ngày rong chơi chợ phiên ở Lũng Phìn, ở Niêm Sơn, cả trong đám cưới người Xuồng bên dòng Nho Quế…
Ai có nguy cơ bị “hội chứng người cứng” như Celine Dion? (Hữu Đức - Hoàng Khải). Thông tin nữ danh ca Celine Dion mắc chứng bệnh hiếm gặp không thể chữa khỏi đang thu hút sự quan tâm với khán giả toàn cầu. Để bạn đọc hiểu rõ hơn chứng bệnh này, chúng tôi ghi nhận ý kiến chuyên môn của bác sĩ.
Cùng nhiều thông tin đời sống đô thị thú vị khác, Người Đô Thị số 131 với giá bán: 21.600 đồng, phát hành rộng rãi trên các sạp báo toàn quốc từ ngày 27.4.
Trân trọng mời bạn đọc,
Người Đô Thị
>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0901854010